Khám phá đôi nét về dân tộc Dao

Khám phá nét đặc sắc của người Dao tại Việt Nam, từ lịch sử đến lễ hội và phong tục tập quán.

Dao people harvesting rice in vibrant traditional attire in Vietnam.
Người Dao có nhiều nhóm dân tộc, sinh sống tại hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Các nhóm dân tộc người Dao hiện đều giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Hãy cùng iGuide.ai tìm hiểu những thông tin về dân tộc Dao, Việt Nam nhé!

Nguồn gốc lịch sử của người Dao

Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Các nhóm dân tộc Dao: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài). Về tộc danh: Kềm Miền, Kiềm Miền, Kìm Mùn, Kìm Mần, Bièo Mùn, Liào Mần, Dù Miền, Dìu Miền, Yìu Miền... Ngoài ra, trước kia, họ còn được gọi là Động, Xá, Mán...

Dân số người Dao

Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Dao tính đến thời điểm 1/4/2019 là 891.151 người, trong đó nam là 450.089 người và nữ là 441.062 người.

Ngôn ngữ của người Dao

Người Dao thuộc hệ ngôn ngữ Hmông-Dao.

Phân bố địa lý của người Dao

Người Dao chủ yếu sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Nhà ở và cấu trúc gia đình của người Dao

Nhà của người Dao có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm nhà trệt, nhà sàn hoặc nhà nửa sàn, nửa đất. Cấu trúc gia đình của người Dao theo chế độ phụ hệ.

Trang phục truyền thống của người Dao

Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. Áo có hai loại, áo dài và áo ngắn. Phụ nữ Dao mặc đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục rất sặc sỡ. Họ thêu hoàn toàn dựa vào trí nhớ trên mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Người Dao in hoa văn trên vải bằng sáp ong, dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn màu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.

Ẩm thực của người Dao

Người Dao thường ăn cơm là chính, ở một số nơi ngô nhiều hơn cơm hoặc cháo. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua và canh măng chua.

Lễ tết của người Dao

Người Dao ăn Tết vào tháng Giêng và cúng tổ tiên vào các tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Chạp. Tùy từng nhóm Dao, ngày cúng tổ tiên sẽ khác nhau. Ngoài ra, còn có các nghi lễ vòng đời như lễ cấp sắc, cưới xin, tang ma, cầu sức khỏe và cúng ma...

Tín ngưỡng và tôn giáo của người Dao

Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thủy, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.

Với đặc điểm về tín ngưỡng đa thần, trong gia đình người Dao thường thờ cúng ma ông bà, cha mẹ, ma bếp lò, ma thổ địa... Trong dòng họ hay chi họ hoặc tông tộc thì thờ cúng ma dòng họ. Ở phạm vi cộng đồng làng bản có thờ cúng ma bản bao gồm các thần phù hộ và thổ thần của bản, cúng cầu mưa hoặc cầu nắng, cúng diệt trừ sâu bọ... Ngoài ra, trước đây đồng bào Dao còn cúng ma ruộng, ma nương, ma nước nguồn…

Điều kiện kinh tế của người Dao

Canh tác trên nương, thổ canh hốc đá, ruộng, tuỳ theo từng nhóm, từng vùng. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu. Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê. Người Dao còn có một số nghề như trồng bông, dệt vải, sửa chữa nông cụ, làm súng hỏa mai, súng kíp, đúc đạn bằng gang, làm bạc, làm giấy bản, ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, làm đường mật…

Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 31,0%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 15,7%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,21%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 5,4%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 13,6%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,6%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,27%.

Điều kiện giáo dục của người Dao

Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông của người Dao là 73,8%; tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học là 101,4%; tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 89,3%; tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 38,9%; và tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 16,5%.

Trên đây là một số những thông tin thú vị về dân tộc Dao, Việt Nam, hãy cùng iGuide.ai lên kế hoạch khám phá, gặp gỡ và và trải nghiệm văn hoá với những con người Dao trong thời gian tới nhé!

Nguồn:
- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật)
- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê)
- Website Ủy ban Dân tộc, Website Báo Nhân Dân
- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)


iGuide khách du lịch
Chia sẻ trang này
Bạn có thể cũng thích

Những cụm từ tiếng Việt thiết yếu dành cho khách du lịch: Hướng dẫn giao tiếp ở Việt Nam

Bởi Duc Anh

04/10/2024

Bắt đầu hành trình khám phá Việt Nam của bạn một cách tự tin bằng cách nắm vững các cụm từ chính giúp nâng cao trải nghiệm du lịch của bạn. Mặc dù không yêu cầu phải lưu loát, nhưng việc biết các cách diễn đạt cần thiết có thể cải thiện sự an toàn và tương tác với người dân địa phương, mang đến mối liên hệ sâu sắc hơn với nền văn hóa phong phú của Việt Nam. Từ lời chào cơ bản đến chỉ đường, những cụm từ này sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả và thể hiện sự tôn trọng đối với phong tục địa phương. Hãy nắm bắt cơ hội làm phong phú thêm chuyến đi của bạn bằng cách tham gia vào ngôn ngữ và truyền thống sôi động của Việt Nam

Đọc thêm

Mẹo an toàn thực phẩm và nước uống thiết yếu cho du khách ở Việt Nam

Bởi Duc Anh

04/10/2024

Hành trình ẩm thực

Khám phá những mẹo quan trọng về an toàn thực phẩm và nước để nâng cao trải nghiệm du lịch của bạn tại Việt Nam. Tìm hiểu cách chọn lựa các lựa chọn ăn uống an toàn, xử lý sản phẩm tươi sống và điều hướng an toàn nước để có một chuyến đi không phải lo lắng.

Đọc thêm

Các cách ngăn ngừa ve rận

Bởi Duc Anh

04/10/2024

Tìm hiểu các phương pháp hiệu quả để giảm thiểu tiếp xúc với ve và bảo vệ chống lại các bệnh do ve truyền. Khám phá cách ngăn ngừa ve cắn trước và sau các hoạt động ngoài trời và triển khai các kỹ thuật cảnh quan để tạo ra môi trường an toàn cho ve xung quanh nhà bạn. Hãy luôn cập nhật thông tin và an toàn trong những tháng cao điểm hoạt động của ve.

Đọc thêm

Hướng dẫn toàn diện về phòng ngừa vết cắn của ve và bệnh Lyme

Bởi Duc Anh

04/10/2024

Khám phá các cách thức hiệu quả để ngăn ngừa vết cắn của ve và bệnh Lyme với hướng dẫn toàn diện của chúng tôi. Tìm hiểu về các hành vi bảo vệ cá nhân, tầm quan trọng của việc kiểm tra ve thường xuyên và cách sử dụng thuốc xua đuổi ve hiệu quả. Khám phá những hiểu biết sâu sắc về hành vi của ve, các biện pháp tốt nhất để loại bỏ ve và các lựa chọn thuốc xua đuổi an toàn để bảo vệ tối đa trong các hoạt động ngoài trời

Đọc thêm