Đi du lịch tại Việt Nam có 7 lưu ý cho bệnh nhân, khách du lịch bị đái tháo đường
Bởi Van Vu
03/11/2024
Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách Việt Nam. Bài viết này sẽ chia sẻ những lưu ý cho du khách bị đái tháo đường để có chuyến đi vui vẻ, ý nghĩa giúp nâng cao đời sống tinh thần và góp phần cải thiện sức khỏe thể chất cho gia đình nói chung và bệnh nhân Đái tháo đường nói riêng.

Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách Việt Nam. Bài viết này sẽ chia sẻ những lưu ý cho du khách bị đái tháo đường để có chuyến đi vui vẻ, ý nghĩa giúp nâng cao đời sống tinh thần và góp phần cải thiện sức khỏe thể chất cho gia đình nói chung và bệnh nhân Đái tháo đường nói riêng.
Để chuyến đi an toàn và trọn vẹn, hãy cùng iguide nhớ 7 lưu ý trong bài viết này nhé.
Đi du lịch, bệnh nhân Đái tháo đường lưu ý 7 điều sau
1. Trao đổi với bác sĩ điều trị trước chuyến đi
Cần hỏi và thảo luận với bác sĩ điều trị của mình những lưu ý cụ thể hơn khi đi du lịch. Bác sĩ sẽ cung cấp rõ ràng tình trạng sức khỏe hiện tại phù hợp với các hoạt động nào, chế độ ăn cụ thể cần lưu ý,… Quan trọng là dự trù đơn thuốc trong suốt chuyến đi cũng như xin liên lạc với bác sĩ của mình khi cần trong thời gian đi du lịch (1).
2. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Ngoài các giấy tờ tùy thân cần thiết, bệnh nhân nên mang hồ sơ bệnh/ giấy khám bệnh và đơn thuốc. Trường hợp bệnh nhân cần sự hỗ trợ sức khỏe từ cơ sở y tế tại nơi du lịch, các giấy tờ sức khỏe đúng và mới nhất sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn bệnh tình của bạn.
Nếu bệnh nhân di chuyển bằng đường hàng không, giấy tờ chẩn đoán và đơn thuốc sẽ cần thiết khi làm thủ tục sẽ giúp bệnh nhân nhận được hỗ trợ trong việc vận chuyển thuốc trên máy bay, đặc biệt là insulin.
3. Chuẩn bị thuốc và vật dụng y tế
Mỗi bệnh nhân Đái tháo đường sẽ có cách điều trị khác nhau, dùng thuốc khác nhau. Một số liệu pháp sẽ không dễ dàng tìm được khi di chuyển đến một nơi xa. Vì vậy, trước khi đi du lịch, hãy dự trù một kế hoạch cụ thể về thời gian. Bệnh nhân nên tính toán số thuốc mình cần dùng và lượng dự phòng thêm cho vài ngày. Trong trường hợp bạn không thể về nhà như dự định thì vẫn có đủ thuốc dùng, tránh gián đoạn điều trị..
4. Tìm hiểu về các cơ sở y tế tại nơi du lịch
Tìm hiểu về các cơ sở y tế lớn/ gần tại địa phương
Trong những chuyến đi xa, dài ngày, những chuyện phát sinh có thể đến rất bất ngờ. Để tìm mua thuốc phù hợp cho cá nhân bệnh nhân Đái tháo đường kịp thời có thể khá khó khăn. Bệnh nhân cần biết về các bệnh viện lớn tại địa phương trước khi đi cũng như hỏi thêm về các nhà thuốc uy tín gần nhất.
Chuẩn bj thuốc và vật dụng y tế
5. Lên chế độ ăn uống phù hợp cho cả nhà
Khi lên kế hoạch du lịch, bạn cũng cần nắm được lộ trình những nơi sắp đến và thực đơn ở đó. Nếu không đảm bảo thời gian ăn uống, hãy cố gắng tự chuẩn bị những phần ăn nhẹ tránh đói. Chủ quan ở điểm này có thể sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết – một biến chứng cực kì nguy hiểm của Đái tháo đường.
Ẩm thực tại địa phương cũng là một trong những vấn đề cần tìm hiểu cẩn thận vì bệnh nhân Đái tháo đường cần một chế độ ăn khắt khe hơn bình thường. Một số bệnh nhân có khả năng mau đói hoặc dị ứng với ẩm thực lạ . Thêm vào đó, ẩm thực du lịch thường là các đặc sản với cách chế biến đặc trưng, có thể không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Tìm hiểu trước và tự lên thực đơn cũng như giới hạn khẩu phần cho bản thân sẽ giúp hạn chế các rủi ro.
Nên tránh rượu bia và các chất kích thích. Trong không khí lễ Tết náo nhiệt, mọi người có xu hướng vui chơi ăn uống không kiểm soát. Gia đình cần phải nhắc nhở nhau để tiết chế lại việc sử dụng rượu bia.
6. Duy trì vận động đều đặn
Hành trình du lịch, đi chơi lâu ngày dễ khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất sức. Để chuẩn bị cho một chuyến đi vui vẻ và thoải mái, rèn luyện sức khỏe dần từ trước là điều cần thiết. Mỗi ngày vận động 30 phút trong 5 ngày/tuần là mức được khuyến cáo để duy trì sức khỏe. Nếu trước đây ít vận động, bệnh nhân có thể bắt đầu với mức thấp hơn. Điều quan trọng là giữ nhịp độ “đều đặn” để cơ thể quen với việc vận động và cải thiện sức bền.
Vận động đều đặn cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao tinh thần, tránh tình trạng uể oải không đáng có trong những dịp vui chơi. Hạn chế vận động quá sức trong những ngày nắng nóng vì bệnh nhân có thể bị mất nước và thậm chí ngất xỉu.
Vận động đều đặn cải thiện sức bền và nâng cao tinh thần trước/ trong khi đi du lịch
7. Theo dõi lượng đường trong máu
Đừng quên ghi nhật ký đường huyết bằng giấy hoặc ứng dụng trong điện thoại suốt thời gian đi du lịch cùng gia đình. Việc này sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn với thể trạng của mình cũng như điều chỉnh thực đơn, liều thuốc và hoạt động thể lực cho phù hợp.
Nếu đi xa lệch múi giờ, lượng đường máu trong vài ngày đầu có thể chưa ổn định. Hãy duy trì theo đơn thuốc đã chuẩn bị và chờ cơ thể thích nghi. Tiếp tục theo dõi chỉ số đường huyết và các triệu chứng để can thiệp y tế kịp thời.
Trên đây là những điều cơ bản cần lưu ý để có những chuyến du lịch an toàn và vui vẻ cho bệnh nhân Đái tháo đường. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bệnh nhân hoàn toàn yên tâm để hoàn thành kỳ nghỉ du lịch cùng gia đình. Những chuyến đi sẽ giúp chất lượng sức khỏe thể chất và tinh thần được nâng cao, từ đó bệnh nhân sống vui khỏe cùng bệnh Đái tháo đường.
Nếu bạn là người nước ngoài cần sử dụng các dịch vụ y tế trong khi đi du lịch tại Việt Nam thì các quyền lợi về y tế sẽ hỗ trợ như công dân Việt Nam. Để các quyền lợi về y tế của bạn được đảm bảo nhất, bạn nên đi cùng phiên dịch viên để trao đổi và tiếp nhận thông tin được đầy đủ và hiệu quả.
© Bản quyền các bài viết thuộc nhóm tác giả của iguide.ai hoặc được trích dẫn nguồn theo quy định.
Các bài viết của iguide.ai chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.